Hiện nay có rất nhiều cặp đôi mua tài sản trả góp trước khi kết hôn, có người đã hoàn tất việc thanh toán trước khi cưới, có người thì kéo dài việc thanh toán đến giai sau khi cưới. Vậy tài sản mua trả góp trước khi cưới được chia như thế nào?
Khi xảy ra tranh chấp, tài sản mua trả góp trước khi cưới được giải quyết như thế nào?
Tài sản mua trả góp trước hôn nhân có thể được chia làm hai loại là tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ chồng.
Trường hợp 1: Theo Điều 33 Luật HN&GĐ thì tài sản mua trả góp là tài sản chung của vợ, chồng nếu như việc hoàn tất việc thanh toán cho tài sản trả góp này kéo dài trong cả giai đoạn hôn nhân và việc thanh toán được thực hiện bằng tiền lương của vợ, chồng.
Như vậy, việc chia tài sản này khi ly hôn sẽ được thực hiện theo thỏa thuận chung của hai bạn, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ dựa trên những thông tin mà các bên cung cấp để quyết định quyền sở hữu đối với tài sản này của mỗi bên.
Trường hợp 2: Theo Điều 43 Luật HN&GĐ thì tài sản mua trả góp là tài sản riêng của vợ, chồng nếu như việc thanh toán đã được thực hiện xong trước thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, nếu một bên chứng minh được mình đã bỏ tiền ra để mua tài sản đó trước khi kết hôn là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình thì tài sản này khi ly hôn sẽ không được chia.