Ngày nay, ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn hai bên đã được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới hỏi mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng.
Phong tục tập quán và lễ nghi cưới hỏi hiện nay
Trình tự tiến đến lễ nghi cưới hỏi của người Việt Nam ngày nay có thể có những cách thức, tên gọi khác nhau, đa số có những điểm chung:
– Đăng ký kết hôn
– Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cưới, phòng cưới, tiệc cưới, quần áo, xe hoa…
– Lễ dạm ngõ: Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang
– Lễ ăn hỏi: hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.
– Lễ cưới:
- Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái.
- Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn đến nhà gái để rước dâu. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.
- Rước dâu vào nhà
- Lễ tơ hồng: Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này.
- Tiệc cưới: Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc.
- Lễ lại mặt: sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam