Nạo phá thai có vi phạm pháp luật hay không?

Hiện nay, việc giới trẻ sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai, phá thai trở nên khá phổ biến. Vậy hành vi nạo phá thai có vi phạm pháp luật hay không?

Hành vi nạo phá thai có bị coi là phạm luật không?

Theo quy định tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi.

Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần.

  • Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 13 đến hết 22 tuần:
  • Phương pháp nong và gắp (không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần.

Ngoài ra, hiện nay không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai.

Trường hợp nào bị cấm phá thai?

Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

  1. Cấm các hành vi sau đây:

… g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

…”

Như vậy, luật hôn nhân và gia đình cấm hành vi phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi. Đây là hành vi vi phạm bình đẳng giới, làm mất cân bằng giới tính; gây nhiều hệ lụy lâu dài làm xáo trộn sự ổn định của dân số xã hội.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.