Xúc phạm, lăng mạ bố mẹ vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?

Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên, hiện hữu trong mỗi gia đình. Thực tế, không ít trường hợp chồng say xỉn đánh đập, chửi bới vợ, thậm chí còn có trường hợp xúc phạm cả bố mẹ vợ.

Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm bố mẹ vợ, liệu con rể có đang thực hiện hành vi bạo lực gia đình?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định về hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, hành vi lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm được xem là một trong những hành vi bạo lực gia đình.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Luật này thì Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình.

Từ quy định trên thì có thể kết luận hành vi xúc phạm, lăng mạ bố mẹ vợ được xem là bạo lực gia đình.

Có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. Theo đó, nạn nhân của bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; được yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bài viết hữu ích: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng, bảo mật

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.