Hiện nay, đâu đó trên đường đời vẫn có những mảnh đời bất hạnh, các cụ già bị con cái bỏ rơi không chăm sóc, phải nheo nhóc kiếm sống mỗi ngày. Vậy trường hợp con cái bỏ mặc cha mẹ già yếu có bị coi là bạo lực gia đình không?
Quy định của pháp luật về hành vi bạo lực gia đình
Hanh vi bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình:
“d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;”
Như vậy, con cái phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc cha mẹ già yếu nếu như bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc cha mẹ già yếu sẽ được coi là hành vi bạo lực gia đình.
Xử phạt đối với hành vi không chăm sóc cha mẹ già yếu
Theo Điều 53 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định việc xử phạt đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
– Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Như vậy hành vi bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng và buộc xin lỗi công khai.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn