Cãi lời bố mẹ để kết hôn có vi phạm pháp luật? 

Ngày xưa người ta hay quan niệm rằng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, tuy nhiên hiện nay quan niệm đó không còn phù hợp nữa. Vậy, cãi lời bố mẹ để kết hôn vi phạm pháp luật không?

Vậy cãi lời bố mẹ để kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Tại khoản 1 Điều 39 BLDS 2015 quy định quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:

“Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

  • Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
  • Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
  • Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.”

Theo đó, trước hết có thể khẳng định việc kết hôn là quyền của mỗi cá nhân.

Căn cứ Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 quy định về điều kiện kết hôn cụ thể như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Lưu ý: pháp luật không công nhận hôn nhân đồng giới.

Như vậy, theo những quy định trên, việc hai người kết hôn là quyền được pháp luật công nhận, chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện để được kết hôn thì hai người có thể tiến hành kết hôn mà bố mẹ không có thể ngăn cấm.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.