Chồng có được rút tiền là tài sản chung khi người vợ thay mặt đứng tên trên sổ tiết kiệm không?

Mỗi cặp vợ chồng hiện nay hầu hết đều có một sổ tiết kiệm để tích trữ cho tương lai. Nhưng khi gửi tiết kiệm chúng ta cũng cần hiểu rõ về các quy định của nó. Vậy chồng có được rút tiền là tài sản chung khi người vợ thay mặt đứng tên trên sổ tiết kiệm không?

Làm thế nào để chồng có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm là tài sản chung khi vợ đứng tên?

Khi sổ tiết kiệm được lập dựa trên số tiền tiết kiệm của cả hai vợ chồng thì hai vợ chồng có thể thoả thuận sổ tiết kiệm đứng tên một người hoặc đứng tên cả hai vợ chồng. Trong trường hợp có thoả thuận vợ thay mặt đứng tên thì khi muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm này, người chồng cần phải chứng minh được đây là tài sản chung.

Theo đó, căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh, do vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hoặc tài sản vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Đặc biệt, nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, sở hữu tài sản này. Bởi vậy, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ nhưng nếu xác định được đây là tài sản chung, người chồng muốn rút tiền thì cần phải có căn cứ như văn bản thoả thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ.

Khi đi rút tiền có thể cả hai vợ chồng cùng phải đi hoặc người vợ có thể uỷ quyền cho người chồng thực hiện thủ tục rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.