Hiện nay, việc vợ chồng đại diện cho nhau tham gia các giao dịch rất phổ biến. Vậy chồng đại diện cho vợ thực hiện các thủ tục liên quan đến phân chia di sản thừa kế được không?
Vợ có được ủy quyền cho chồng thực hiện các thủ tục liên quan đến phân chia di sản thừa kế không?
Điều 138 BLDS 2015 quy định như sau:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
[…]”.
Điều 139 BLDS 2015 quy định như sau:
“1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
3.Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
[…]”.
Như vậy, chồng với tư cách là cá nhân có thể đại diện cho vợ thực hiện các thủ tục liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế. Trường hợp này không phải liên quan đến các tài sản chung trong gia đình mà thừa kế là riêng cá nhân người vợ nên chồng không phải với tư cách là đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình. Di sản là tài sản nhà đất khi phân chia di sản thừa kế phải làm các thủ tục liên quan đến đất đai nên chồng được quyền thay mặt vợ làm các thủ tục pháp lý cần thiết để tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất riêng cho vợ.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn