Phạm vi 03 đời là vấn đề mà các cặp đôi khi tiến đến với nhau luôn quan tâm và tìm hiểu. Hãy cùng FamiLaw giải đáp xem hai người chung cố thì có được kết hôn?
Chung cố có được lấy nhau?
Theo Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ, một trong những hành vi bị cấm là: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Để xác định hai người chung cụ có phải là người có họ trong phạm vi 3 đời hay không, Khoản 18 Điều 3 Luật HN&GĐ quy định như sau:
“Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Đối với trường hợp này xác định như sau:
- Cố là đời thứ nhất;
- Ông nội/ngoại của hai bên là đời thứ hai;
- Bố/mẹ của hai bên là đời thứ ba;
- Hai bên nam nữ là đời thứ tư.
Do đó, hai bên là những người có họ trong phạm vi từ đời thứ tư trở lên.
Như vậy, 2 người chung cố có thể kết hôn với nhau nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyện như quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam