Có phải mọi tài sản chung khi định đoạt đều phải cần cả vợ chồng đồng ý?

Khi đã đăng ký kết hôn thì thủ tục định đoạt tài sản trở nên phức tạp hơn. Vậy, có trường hợp nào khi định đoạt tài sản chung mà không cần cả vợ chồng đồng ý?

Định đoạt tài sản chung phải do cả vợ lẫn chồng cùng nhau đồng ý không?

Căn cứ Điều 35 Luật HN&GĐ quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau:

– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

  • Bất động sản;
  • Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
  • Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì:

– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật HN&GĐ.

Ngoài ra, theo Điều 36 Luật HN&GĐ quy định như sau:

  • “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”

Như vậy, không phải tất cả tài sản chung của vợ chồng đều cần cả vợ chồng đồng ý thì mới được định đoạt.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.