Ngày nay chúng ta đang xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì vấn đề bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về các cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình với Familaw.
Có những cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022:
- Địa chỉ tin cậy;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở trợ giúp xã hội;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Nhiệm vụ của những cơ sở đó là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì những cơ sở này có những nhiệm vụ sau:
+ Chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.
Nạn nhân bạo lực gia đình là những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Pháp luật đảm bảo nạn nhân bạo lực gia đình được hỗ trợ, chăm sóc, có điều kiện để phục hồi sau khi bị xâm hại, xây dựng cuộc sống ổn định, an toàn, lành mạnh và văn minh trong đời sống gia đình nói riêng và xã hội nói chung.
Bài viết hữu ích: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng, bảo mật