Nếu người chồng qua đời thì con sinh ra từ tinh trùng của người đã qua đời có được hưởng thừa kế không?
Về việc xác định cha, mẹ cho con theo Luật Hôn nhân và gia đình:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng;
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP còn có quy định: Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người. Nếu sau khoảng thời gian này thì người con không được xác định
Vấn đề thừa kế của người con sinh ra từ tinh trùng của người cha đã qua đời
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
Do đó, làm thụ tinh ống nghiệm từ tinh trùng của người chồng sau khi người này qua đời thì con không được thừa kế tài sản vì người con được thành thai sau khi người cha qua đời.Ở đây sẽ xảy ra mâu thuẫn trong thi hành luật: Nếu bản án của Tòa xác định, đứa bé là con người cha đã mất thì đứa trẻ sẽ là người thừa kế.
Tuy nhiên, áp dụng luật thừa kế vào trường hợp này sẽ tạo nên sự “va chạm” khi luật này quy định, “Người thừa kế phải là người thành thai khi người để lại tài sản đã mất”.
Do vậy, dù có bản án kết luận của tòa, đứa trẻ cũng sẽ không được hưởng tài sản để lại.