
Có nhiều trường hợp vợ chồng đã được giải quyết ly hôn, mạnh ai nấy sống. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người chồng cũ đến quấy phá, đánh vợ cũ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ cũ. Vậy đã ly hôn nhưng chồng cũ đánh vợ cũ có phải là bạo lực gia đình không?
Bạo lực gia đình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì bạo lực gia đình được hiểu là: hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Và theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì một trong những hành vi bạo lực gia đình đó chính là hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của thành viên trong gia đình.
Đối tượng của bạo lực gia đình
Theo khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định:
“Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy vợ là người đã ly hôn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật phòng chống bạo lực gia đình. Và hành vi chồng cũ đánh vợ cũ được coi là hành vi bạo lực gia đình.
Ngọc Tâm
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn