Ép con nuôi chứng kiến cảnh bạo lực với con vật có phải là hành vi bạo lực gia đình?

Một số người chỉ cần chứng kiến những hành vi bạo lực đã gây cho họ những ảnh hưởng tâm lý nhất định. Vậy hành vi ép con nuôi chứng kiến cảnh bạo lực có được coi là bạo lực gia đình không?

Cha mẹ nuôi cưỡng ép con nuôi chứng kiến cảnh bạo lực với con vật có thể bị là bạo lực gia đình hay không?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 giải thích như sau:

“1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về hành vi bạo lực như sau:

“1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  1. c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

…”

Đồng thời, theo khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích thành viên gia đình như sau:

“Giải thích từ ngữ

  1. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.

Theo đó, cha mẹ nuôi và con nuôi được xem là thành viên gia đình của nhau.

Như vậy, hành vi cha mẹ nuôi cưỡng ép con nuôi chứng kiến cảnh bạo lực với con vật có thể bị xem là bạo lực gia đình nếu hành vi này nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý của người con nuôi.

Bài viết hữu ích: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng, bảo mật

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.