Khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Từ xưa tới nay, thừa kế luôn là vấn đề phức tạp trong thực tiễn xét xử. Trong đó, cần phải xác định đúng khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế để việc giải quyết được chính xác.

Khi nào thì không tính vào thời hiệu khởi kiện thừa kế?

Theo Điều 156 BLDS quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong các trường hợp:

Sự kiện bất khả kháng:

  • Là sự kiện xảy ra một cách khách quan;
  • Không thể lường trước được;
  • Không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan:

  • Khách quan đối với chủ thể bị tác động bởi trở ngại đó;
  • Không thể biết được quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự.

Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp:

  • Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện.

Việc xác định khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện sẽ dẫn đến thời hạn từ thời điểm mở thừa kế đến thời điểm hết thời hạn khởi kiện có thể dài hơn 10 năm (đối với động sản), 30 năm (đối với bất động sản).

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.