Pháp luật hiện nay quy định những người không có cùng tôn giáo có được lấy nhau không?
Hôn nhân là sự tự nguyện quyết định của nam và nữ, chỉ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn và tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì việc kết hôn được thừa nhận bảo vệ.
1. Nếu một bên gia đình cản trở kết hôn giữa người khác tôn giáo thì có được không?
Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 đưa ra quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình trong đó có điều khoản cấm các hành vi cản trở kết hôn, nếu một trong hai bên gia đình cản trở việc kết hôn vì không cùng tôn giáo thì đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật và bị xử phạt.
2. Kết hôn khi khác tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào?
Tôn giáo không phải là rào cản khi kết hôn và pháp luật cũng không cấm những người khác tôn giáo kết hôn với nhau.
Hơn thế nữa, để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của vợ và chồng thì Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 còn quy định về việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. Theo đó vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Căn cứ Điều 22 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).
Do đó, không có ảnh hưởng nào xảy ra nếu kết hôn khác tôn giáo, tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về đối tượng mà bạn muốn kết hôn, bạn có thể tìm hiểu về trước về tôn giáo của người đó cũng như hiểu rõ các quy định của tôn giáo mà mình theo để tránh những nguy cơ xảy ra xung đột, tranh cãi không đáng có khi về chung một nhà.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam