Bố mẹ có 2 người con, một người bình thường và một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự ở cùng bố mẹ. Sau khi bố mẹ mất không để lại di chúc thì di sản để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Nhưng người con bình thường từ chối nhận di sản thừa kế thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhận di sản thừa kế như thế nào?
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhận di sản thừa kế như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không thể tự thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của mình. Thay vào đó, việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người này phái có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm quản lý tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tóm lại, để người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhận thừa kế thì người con còn lại cần lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Và lúc này, người đại diện theo pháp luật sẽ có trách nhiệm trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.