Việc xác định các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân đang được các cặp vợ chồng đặc biệt quan tâm. Vậy, nợ chung của vợ chồng gồm những khoản nợ nào?
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân gồm những khoản nợ nào?
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.
Cùng với đó, tại khoản 20, Điều 3, Luật HN&GĐ quy định: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”
Do đó, nợ chung phát sinh không nhất thiết phải cần hai bên cùng thỏa thuận xác lập mà có thể do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;…
Ví dụ:
- Vợ chồng cùng thế chấp đất để vay tiền Ngân hàng, đó là khoản nợ chung của vợ chồng vì có sự thỏa thuận đồng thuận vay tiền của vợ chồng trước khi xác lập.
- Vợ vay mẹ 20 triệu để đóng tiền học phí cho con. Khoản tiền này là nợ chung của vợ chồng.
Thẩm quyền xác định nợ chung:
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền phân định khoản nợ được đương sự nêu ra là nợ chung hay nợ riêng và nghĩa vụ cụ thể của vợ, chồng phải thực hiện trả nợ.