Sau ly hôn bố hoặc mẹ không cho người thân thăm cháu thì có được coi là bạo lực gia đình?

Tình trạng ly hôn hiện nay xảy ra ngày càng gia tăng, điều này làm không ít ảnh hưởng đến cuộc sống của con trẻ. Vậy trường hợp sau ly hôn bố hoặc mẹ không cho người thân thăm cháu thì có được coi là bạo lực gia đình?

Bố mẹ ly hôn con phải ở với bố hoặc với mẹ

Căn cứ theo điểm e và g khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 đã quy định rõ hành vi bạo lực gia đình gồm:

– Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy khi bố mẹ ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa 2 vợ chồng. Còn quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chấm dứt. Mà lúc này con bắt buộc phải lựa chọn ở bên bố hoặc bên mẹ. Tuy nhiên có trường hợp bố, mẹ cản trở không cho người thân sang thăm con hay gặp con. Đối với trường hợp này được coi là hành vi bạo lực gia đình. 

Xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở không cho sang thăm con, cháu

Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy việc cản trở thăm nom con, cháu không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn làm ảnh hưởng đến sự vui chơi, phát triển của con trẻ. 

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.