Xử lý tài sản là “của hồi môn” khi ly hôn

Cô dâu/chú rể nào cũng sẽ có 1 khoản “hồi môn” do cha mẹ, người thân, bạn bè trao trong ngày vui trọng đại của đời người. Tuy nhiên; nếu chẳng may trong cuộc sống; hai vợ chồng không thể sống chung với nhau nữa mà ly hôn; thì khoản của hồi môn này sẽ được xử lý ra sao?

Ly hôn, “của hồi môn” được xử lý ra sao?

Do được tặng đa phần có giá trị lớn nên khi ly hôn, việc phân chia tài sản này thường xảy ra tranh chấp.

Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên khi giải quyết tài sản trong đó có việc phân chia tài sản chung vợ chồng. Bên cạnh đó, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

Trong trường hợp nếu không thể thống nhất về phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp; lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

Từ những phân tích trên, có thể thấy, tương tự như các loại tài sản khác, nếu người vợ chứng minh được của hồi môn là bố mẹ tặng riêng mình, thì đây là tài sản riêng nên khi ly hôn sẽ thuộc sở hữu riêng của người vợ/chồng, thì khi ly hôn không phải chia. Trong trường hợp không chứng minh được điều này, của hồi môn được coi là tài sản chung vợ chồng. Khi ly hôn sẽ giải quyết theo quy định pháp luật về tài sản chung.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.