Trong hôn nhân, việc vợ chồng đồng lòng góp sức tạo dựng gia đình hạnh phúc là việc đáng trân quý, nhưng bên cạnh đó có không ít người chồng vì lợi ích riêng mà có thể làm nhiều chuyện không tưởng trong đó có cả hành vi giả mạo chữ ký vợ đi vay tiền. Vậy nếu trường hợp đó xảy ra thì cần lưu ý gì?
Thứ nhất, về việc giả mạo chữ ký người khác để vay tiền ngân hàng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;”
Người chồng có hành vi gian dối (giả mạo chữ ký của vợ để vay tiền ngân hàng), nếu như hành vi gian dối để vay tiền ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì người chồng có thể bị truy cứu TNHS về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, về nghĩa vụ trả nợ: Về hợp đồng vay tiền với ngân hàng:
Mặc dù người chồng có hành vi giả mạo chữ ký của vợ để vay tiền, hợp đồng vay tiền có thể bị vô hiệu do trái luật, tuy nhiên, người chồng vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.