02 hình thức xử phạt khi bố mẹ ép buộc con cái ly hôn

Hôn nhân là sự tự nguyện của nam và nữ và những vấn đề phía sau đó cũng xuất phát từ sự tự nguyên. Vậy nếu có trường hợp cha mẹ bắt buộc con ly hôn với nhiều mục đích khác thì có được không?

Định nghĩa hành vi cưỡng ép ly hôn trong Khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ như sau:

“Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ

Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu cưỡng ép ly hôn (ép buộc ly hôn) là hành vi buộc vợ, chồng phải ly hôn trong khi họ vẫn mong muốn duy trì quan hệ hôn nhân. Cưỡng ép người khác ly hôn vừa là hành vi trái pháp luật, cũng đồng thời là hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc.

02 hình thức xử phạt khi ép buộc người khác ly hôn
  1. Xử phạt vi phạm hành chính:

 Căn cứ theo nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ các trường hợp ép buộc ly hôn có thể sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng nếu có bất cứ một trong số các hành vi trên.

  1. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 181 BLHS có quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện nếu đã xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ o3 tháng đến 03 năm.

Theo đó, không đơn giản chỉ dừng lại ở chế tài xử phạt hành chính. Hành vi cưỡng ép ly hôn; cản trở ly hôn tự nguyện thậm chí còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với quy định này của pháp luật, cho thấy nguyên tắc thiện chí, tự nguyện trong hôn nhân đang ngày càng được đề cao

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.