Đồng thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản theo pháp luật thì phải làm sao?

Văn bản phân chia di sản thừa kế là văn bản thể hiện sự nhất chí của những người thừa kế về cách phân chia di sản theo pháp luật. Tuy nhiên, khi có người đồng thừa kế không ký vào văn bản này thì phải xử lý như thế nào?

Người đồng thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế

Có thể xảy ra 02 trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Theo Điều 623 BLDS, từ thời điểm mở thừa kế đến nay vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện là 10 năm thì các đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến TAND cấp huyện nơi người không ký cư trú để chia di sản thừa kế (Điều 26 và Điều 35 BLTTDS).

– Trường hợp 2: Hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Theo mục 2.4 khoản 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

“Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế … Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết…”

Theo quy định trên thì khi hết thời hạn 10 năm và có tranh chấp thì khi người đồng thừa kế không ký, các đồng thừa kế còn lại vẫn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết chứ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.