Có cần lập văn bản và công chứng khi thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đang được các cặp vợ chồng áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể là có phải lập thành văn bản không và có cần công chứng không?

Vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có phải lập văn bản và công chứng không?

Căn cứ Điều 38 Luật HN&GĐ quy định về chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.”

Từ quy định trên thì có thể thấy:

  • Thứ nhất, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của mình;
  • Thứ hai, việc vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản
  • Thứ ba, văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng đều phải công chứng. Tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, việc chia tài sản chung vợ chồng chỉ có hiệu lực khi tài sản được đăng ký. Do đó, trường hợp tài sản chung là bất động sản, động sản phải đăng ký, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng buộc phải công chứng, chứng thực.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.