Việc ghi nhận lại các thỏa thuận tài sản vợ chồng là việc vô cùng quan trọng. Trong những trường hợp này, lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận này là giải pháp hữu hiệu nhất. Vậy những trường hợp nào mới được lập vi bằng?
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Thỏa thuận tài sản vợ chồng được lập vi bằng trong trường hợp nào?
Có thể thấy, giữa vợ và chồng có thể lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân về mọi trường hợp, trừ các trường hợp pháp luật cấm hoặc không cho phép lập vi bằng.
Vì vậy, vợ, chồng có thể lập vi bằng thỏa thuận về tài sản trước, trong và sau thời kỳ hôn nhân trong các trường hợp sau đây:
– Ghi nhận thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn hoặc tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân;
– Ghi nhận nguồn gốc tiền, tài sản và hoa lợi, lợi tức của tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình;
– Ghi nhận việc kiểm kê tài sản trước khi kết hôn hoặc khi ly hôn để làm căn cứ xác định tài sản chung, riêng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn như nhà, bất động sản, ô tô,…
– Ghi nhận sự thỏa thuận về phân chia tài sản chung trước và sau khi ly hôn;
– Ghi nhận thỏa thuận về sử dụng tài sản (sử dụng với mục đích gì? thời hạn bao lâu?) mà thỏa thuận đó không bắt buộc phải công chứng.
– Ghi nhận thỏa thuận tặng cho tài sản cho con khi chưa đủ điều kiện ký công chứng Hợp đồng tặng cho tài sản.
– Ghi nhận thỏa thuận và cam kết chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu giữa vợ chồng theo quy định.
– Ghi nhận thỏa thuận về thực hiện các nghĩa vụ trả nợ các khoản nợ chung.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn