Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào?

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Vậy trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào?

Cơ sở pháp lý về trách nhiệm của người thực hiện bạo lực gia đình

Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

  1. a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
  2. b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
  3. c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
  4. d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm chấm dứt hành vi đó, đưa người bị bạo lực đi cấp cứu, điều trị kịp thời và bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Đồng thời phải chấp hành các quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền can thiệp hỗ trợ, xử lý vi phạm bạo lực gia đình. 

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.