Phòng chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vậy các chính sách nhà nước trong việc thực hiện phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Chủ trương của nhà nước trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình
Theo Điều 6 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
– Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình; ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ, tặng cho, đóng góp, hỗ trợ, ủng hộ, đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình tư vấn xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
– Khuyến khích sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình; ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong phòng, chống bạo lực gia đình.
– Biểu dương, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình; có chế độ hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
– Hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao năng lực người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy trên đây là các chính sách của nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn