Ngày nay xã hội đã phát triển, cộng đồng LGBT dần được xã hội công nhận. Tuy nhiên, đối với các bậc phụ huynh việc chấp nhận con mình là đồng tính thật không dễ dàng. Do đó mà họ có hành vi ngăn cấm con quan hệ đồng tính. Vậy, hành vi này có vi phạm không?
Quyền được mưu cầu hạnh phúc của người đồng tính
Điều 14 của Hiến pháp quy định: ở nước ta, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Và theo Điều 16 của Hiến pháp thì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo đó, người đồng tính được bình đẳng như bao người bình thường, họ có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc mà không trái với những quy định của pháp luật.
Cha mẹ có quyền ngăn cấm, không cho con quan hệ đồng tính hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể thấy mặc dù pháp luật hiện hành chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới nhưng cũng không cấm việc kết hôn cùng giới.
Mặc khác, theo hiện nay pháp luật nước ta không có quy định nào cấm việc quan hệ tình dục giữa những người cùng giới. Đồng thời pháp luật cũng đưa ra quy định nếu cả hai người đều từ đủ 16 tuổi trở lên và cùng tự nguyện quan hệ tình dục với nhau thì không coi là vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có thương yêu, chăm sóc, tôn trọng ý kiến của con. Đây không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.
Từ những phân tích trên có thể kết luận được rằng, quyền tự do yêu đương là quyền cơ bản của con người và không ai có quyền ngăn cấm. Cha mẹ ngăn cấm con yêu đương hay quan hệ đồng tính là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài