Ai có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật?

Khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì chủ thể có quyền phải tìm đến cá nhân, cơ quan, tổ chức nào để thực hiện?

Cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật:

Theo khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ:

“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.”

Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định chi tiết về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc về hủy kết hôn trái pháp luật, cụ thể:

  • Khoản 7 Điều 28 Luật HN&GĐ quy định tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật thuộc thẩm quyền của Tòa án;
  • Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ quy định yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng thuộc thẩm quyền của Tòa án;
Để xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết, cần phải xác định như sau:
  • Thẩm quyền theo cấp Tòa án: theo điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 35 Luật HN&GĐ thì Tòa án cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này. Trường hợp vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh trừ trường hợp vụ việc giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ:
  • Đối với vụ án dân sự thì xác định theo thứ tự sau: (1) Tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp; (2) Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các bên có thỏa thuận; (3) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
  • Đối với việc dân sự thì Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật có thẩm quyền.

Bài viết hữu ích: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng, bảo mật

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.