Cách thức lập vi bằng thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng

Việc lập vi bằng thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là rất cần thiết. Vậy, cách thức lập vi bằng của thỏa thuận này như thế nào?

Các bước để lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận về tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng thỏa thuận tài sản của vợ chồng

Cần chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:

– Giấy tờ pháp lý cá nhân: CMND, thẻ CCCD,…..

– Tài liệu khác liên quan đến vụ việc

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng

Khi đến văn phòng Thừa phát lại thì vợ, chồng sẽ trình bày các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận về tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. 

Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng

Để tránh được các tranh chấp thì văn phòng Thừa phát lại và khách hàng cần thống nhất một số nội dung:

– Nội dung sự việc cần lập vi bằng;

– Thời gian, địa điểm lập vi bằng;

– Chi phí thực hiện;

– Thời gian giao, nhận vi bằng;

– Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 4: Tiến hành lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng

Tại thời điểm mà các bên đã thống nhất trong thỏa thuận lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ đến địa chỉ trong thỏa thuận và tiến hành chứng kiến và ghi nhận vụ việc, sự thỏa thuận của vợ chồng, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để củng cố tính chính xác, xác thực của vi bằng.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.