Có nhiều người cho rằng chỉ cần tổ chức đám cưới là đã công khai cho toàn bộ mọi người biết về mối quan hệ vợ chồng của mình mà không nhất thiết phải đăng ký kết hôn. Vậy nếu không đăng ký kết hôn trong trường hợp này có được không?
1. Đám cưới không đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn
Đây là tư duy rất sai lầm, vì theo pháp luật quy định đăng ký kết hôn là một thủ tục rất quan trọng, nếu các cặp đôi đốt cháy giai đoạn này thì quan hệ hôn nhân của họ sẽ không được công nhận, nghĩa là không tồn tại quan hệ vợ chồng.
Việc tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn được xem là sống với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Điều này đồng nghĩa với việc chế độ một vợ một chồng không được nhà nước bảo hộ. Trừ những trường hợp nam nữ chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được Nhà nước công nhận là vợ chồng hợp pháp.
2. Vấn đề về tài sản con cái hình thành trong thời kỳ nam nữ sống chung
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì vấn đề tài sản, con cái hình thành trong thời kỳ nam nữ sống chung giải quyết như sau:
- Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính vì thế, việc đăng ký kết hôn không chỉ là việc gắn kết mối quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn về mặt tình cảm mà còn là cơ sở để pháp luật thừa nhận và bảo đảm được tất cả các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ vợ chồng.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam