Có cần vợ hoặc chồng đồng ý khi bán tài sản riêng không?

Hiện nay, có không ít thắc mắc liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng, bán tài sản riêng có cần bên còn lại đồng ý không?

Hỏi ý kiến vợ hoặc chồng khi bán tài sản riêng

Về việc sử dụng tài sản riêng, Điều 44 Luật HN&GĐ quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau:

  • Vợ, chồng có quyền sử dụng, định đoạt, chiếm hữu tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung;
  • Đối với trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Cần lưu ý rằng việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản;
  • Đối với trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ;
  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Theo quy định trên, ta có 2 trường hợp: 

  • Trường hợp 1: Việc nhập hay không nhập tài sản riêng vào tài sản chung là quyền của mỗi người. Do vậy, tài sản riêng của vợ/chồng không nhập vào tài sản chung thì vẫn là tài sản riêng.

Trong trường hợp này, khi bán tài sản riêng thì không cần sự đồng ý của người còn lại mà thực hiện thủ tục bán tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật.

  • Trường hợp 2: vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.