Ký kết hợp đồng đặt cọc có cần chữ ký của cả hai vợ chồng?

Hợp đồng đặt cọc mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, tuy nhiên, xung quanh hợp đồng này, nhiều vấn đề pháp lý đã nảy sinh do các bên tham gia chưa hiểu rõ về Hợp đồng đặt cọc. Bài viết này giải giúp bạn đọc biết được hợp đồng đặt cọc có cần cả vợ, chồng cùng ký tên không?

Đặt cọc có cần cả vợ và chồng cùng ký tên không?

Đầu tiên, Trường hợp tài sản là tài sản riêng của vợ, chồng thì việc ký kết hợp đồng đặt cọc chỉ cần một người ký.

Thứ hai, Tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng:

Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:

Theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho riêng và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có sau khi kết hôn. Trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, có được thông qua giao dịch riêng

Là tài sản chung của vợ chồng nên khi đặt cọc (đây là giao dịch bảo đảm mua bán tài sản hình thành trong tương lai) phải được sự đồng ý, nhất trí của cả vợ và chồng. Do đó, khi các bên đặt cọc thì cả vợ và chồng phải có sự đồng ý nếu đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Sự đồng ý ở đây được thể hiện bằng việc hai vợ chồng cùng ký vào hợp đồng đặt cọc hoặc thông qua sự ủy quyền của một trong hai bên vợ hoặc chồng.


Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.