Theo quy định khi cho thuê căn nhà là tài sản chung của vợ chồng thì phải được sự đồng ý và ký tên của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, giả sử căn nhà đó là của chồng mua trước khi cưới thì khi cho thuê có cần vợ ký tên hay không?
1. Điều kiện để căn nhà mua trước khi cưới là tài sản riêng của vợ/chồng
Tài sản của vợ/chồng được coi là tài sản riêng nếu đáp ứng điều kiện như sau:
- Là tài sản thuộc quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật HN&GĐ, trong đó bao gồm tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân;
- Thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung, theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật HN&GĐ.
Vì vậy, nếu sau khi kết hôn, căn nhà là vẫn tài sản riêng của chồng, thì người vợ hoàn toàn không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới giao dịch về căn nhà đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ: “Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”.
2. Nếu cho thuê căn nhà là tài sản riêng của vợ/chồng thì có cần chữ ký của bên còn lại?
Như đã phân tích ở phần trên thì căn nhà được mua trước hôn nhân và hai vợ chồng không có thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung; do đó, căn nhà trên là tài sản riêng của vợ/chồng nên khi người chồng cho thuê thì không cần vợ ký tên vào hợp đồng cho thuê.