Ông bà thường là người đứng ra nuôi nấng cháu cho cha mẹ của đứa bé trong nhiều trường hợp và không hiếm trường hợp ông bà muốn nhận đứa bé làm con nuôi của mình.
1.Pháp luật Việt Nam có cấm ông bà nhận cháu làm con nuôi không?
Theo Điều 2 Luật Nuôi con nuôi, mục đích của nuôi con nuôi là xác định quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững vì lợi ích tốt nhất của người được nhận con nuôi. Do đó, việc nhận con nuôi chỉ đặt ra với mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.
Đồng thời, một trong các hành vi bị cấm được nêu tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi là cấm ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Bởi ông bà với cháu đã tồn tại quan hệ ông bà cháu.
Do đó, nếu cho phép ông bà nhận cháu làm con nuôi sẽ có mâu thuẫn giữa các mối quan hệ này, khiến nảy sinh nhiều vấn đề và tranh chấp liên quan
Hiện nay, pháp luật đang cấm ông bà không được nhận cháu làm con nuôi cũng như cấm anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Ngoài ra, nếu giả mạo giấy tờ để giải quyết nuôi con nuôi thì cũng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm tại Luật Nuôi con nuôi.
2.Điều kiện để nhận con nuôi
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có điều kiện về sức khỏe, chỗ ở, kinh tế phải bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.