Trường hợp cần sự đồng ý của trẻ được nhận làm con nuôi

Ngày nay, nhu cầu tìm và nhận con nuôi trở nên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy định về nhận con nuôi. Nhiều người thắc mắc liệu việc nhận con nuôi có cần hỏi ý kiến của trẻ được nhận làm con nuôi hay không?

Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thì trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi thuộc về công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.

Trường hợp nào cần sự đồng ý của trẻ được nhận làm con nuôi?

Chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của một trong những người sau:

  • Cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;
  • Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
  • Trường hợp cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;

Như vậy, trong trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Có thể thay đổi ý kiến sau khi đồng ý nhận nuôi trẻ

Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì người nhận nuôi con nuôi được quyền thay đổi ý kiến về việc nhận nuôi trẻ nếu chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.