
Quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân là vấn đề rất được quan tâm và phức tạp. Cụ thể là thắc mắc về việc vợ mua đất đứng tên một mình được không? Cùng FamiLaw tìm hiểu qua bài viết sau.
Khi nào mua đất được đứng tên một người?
- Trường hợp nếu là tài sản chung của vợ chồng:
Mặc dù vợ là người tham gia giao dịch mua đất nhưng nếu thuộc vào 3 trường hợp sau thì vẫn được xem là tài sản chung:
- Vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng;
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên.
Lúc này, theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai quy định: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Như vậy, nhà đất là tài sản chung thì phải ghi cả tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận. Trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người được phép ghi tên một người.
Lưu ý: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu (khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ).
- Trường hợp vợ tự mua đất bằng tài sản riêng thì hiển nhiên vợ sẽ được đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
Kết luận
Kết luận, tùy từng trường hợp mà khi mua đất đứng tên một mình hoặc đứng tên cả hai vợ chồng. Việc đứng tên trên giấy chứng nhận không hoàn toàn đảm bảo đó là tài sản riêng của một bên.