Con chưa thành niên là đối tượng được pháp luật bảo vệ khi bố mẹ ly hôn, vậy nguyên tắc bảo vệ quyền của con chưa thành niên ra sao?
1. Nguyên tắc giao con chưa thành niên cho bên nào nuôi dưỡng, giáo dục vì quyền lợi của con.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Bên cạnh đó, có xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên muốn sống với bố hay mẹ.
2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chưa thành niên sau khi ly hôn.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên.
Người trực tiếp nuôi con thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình giống như họ đã thực hiện nghĩa vụ này trước khi ly hôn.
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi giải quyết tài sản của vợ chồng.
Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên…” Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn nói chung và việc chia tài sản chung của vợ chồng nói riêng.