Khi nào di chúc không có người làm chứng có hiệu lực?

Nhà nước ta rất chú trọng đến việc bảo đảm quyền con người cũng như quyền đối với tài sản của cá nhân khi chết, nhà nước đã đặt ra chế định thừa kế nhằm bảo vệ quyền định đoạt tuyệt đối đối của người có tài sản đối với tài sản của người đó khi người đó đã chết. Rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc lập di chúc. Cụ thể là, Khi nào di chúc không có người làm chứng có hiệu lực?

Di chúc không có người làm chứng có hiệu lực khi nào

Di chúc miệng: nếu không có người làm chứng hoặc người làm chứng thuộc một trong các trường hợp pháp luật không cho phép được làm người làm chứng. Theo đó, tài sản sẽ được chia theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

Di chúc được lập thành văn bản: căn cứ theo Điều 633 BLDS 2015, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi thỏa mãn hai tiêu chí sau:

  • Người lập di chúc phải tự viết tay hoặc đánh máy và ký vào bản di chúc;
  • Nội dung của di chúc phải phù hợp với quy định tại Điều 631 như ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên người lập di chúc; Họ tên, cơ quan được hưởng di sản,…

Qua đó, có thể thấy di chúc không có người làm chứng sẽ có hiệu lực khi di chúc đó được lập thành văn bản và thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc cũng như nội dung di chúc phải phù hợp với quy định pháp luật. Việc công chứng, chứng thực là không bắt buộc nhưng người lập di chúc khi không có người làm chứng nên thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp về thừa kế có thể xảy ra trong tương lai.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.