Lấy đất đang thế chấp để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có bị vô hiệu?

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng thỏa thuận về tài sản chung mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân. Vậy, lấy đất đang thế chấp chia tài sản chung được không? Bị vô hiệu khi nào?

1 Chia tài sản chung là đất đang thế chấp

Căn cứ Điều 38 Luật HN&GĐ quy định:

“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật…”

Theo khoản 2 Điều 40 Luật HN&GĐ như sau:

“Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.”

Về bản chất, đất đang thế chấp vẫn được xem là tài sản của vợ chồng, vì vậy vẫn được thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đối với mảnh đất này theo quy định nêu trên mà không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp.

2. Chia tài sản chung đối với đất có sổ đỏ đang thế chấp bị vô hiệu khi nào?

Căn cứ Điều 42 Luật HN&GĐ quy định thì thỏa thuận này vô hiệu khi:

– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi.

– Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ luật định.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.