Các biện pháp phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết hiện nay

Hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội. Do đó, cần có những biện pháp để phòng chống hiện tượng này.

Những biện pháp nào được sử dụng để phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết?

Mục 3 Chủ đề 6 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã chỉ ra những biện pháp nhằm phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết như sau:

– Trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể

+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

+ Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người uy tín, thầy cúng, thầy mo trong công tác tuyên truyền, vận động;…

– Trách nhiệm của nhà trường

+ Xác định công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Các thầy cô giáo phải là những người đi đầu, là tấm gương cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết;

+ Truyền thông cho học sinh về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết bằng cách trò chuyện trực tiếp với các em hoặc phát tin bài qua loa phóng thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đoàn;…

– Trách nhiệm của vị thành niên 

+ Nhận thức được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết, từ đó có ý thức phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết để chung tay góp phần nhỏ bé vào việc loại bỏ hủ tục này;

+ Tham gia tích cực các hoạt động tập thể đặc biệt là các hoạt động phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở nhà trường và địa phương;…

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.