Có phải mua vật dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu bằng tài sản riêng khi bên còn lại không đồng ý?

Vợ chồng có những nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản để đảm bảo cuộc sống của mỗi người và của gia đình chung. Vậy, khi một bên không đồng ý thì bên kia có phải dùng tài sản riêng để mua vật dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu không?

1. Nhu cầu thiết yếu là gì?

Theo khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ giải thích:

  • “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”
2. Mua vậy dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu bằng tài sản riêng

Theo Điều 30 Luật HN&GD quy định:

  • Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
  • Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Và căn cứ quy định tại Điều 37 Luật HN&GD vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Theo đó, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng nên không bắt buộc dùng tài sản riêng để mua vật dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình khi bên còn lại không đồng ý. Tài sản riêng chỉ thực hiện khi việc xác lập, thực hiện giao dịch không vì nhu cầu của gia đình.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.