Dù chúng ta được tự do yêu đương và lựa chọn người kết hôn, nhưng bên cạnh đó vẫn cần đáp ứng được điều kiện kết hôn mà luật định. Mắc dù quy định là thế nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra rất nhiều nhất là tình trạng kết hôn cận huyết, vậy trường hợp nào xem là kết hôn cận huyết và con cô con cậu lấy nhau được không
1. Kết hôn cận huyết là gì?
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, hôn nhân trong cùng họ gần gũi với nhau, nói cách khác hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.
2. Con cô con cậu lấy nhau được không
Để xét xem con cô con cậu có lấy nhau được không phải xét xem có thuộc trường hợp cấm kết hôn bên dưới:
- Những người cùng dòng máu về trực hệ;
- Những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Theo LHNGĐ 2014, người cùng dòng máu về trực hệ là người có quan hệ huyết thống, người này sinh ra người kế tiếp nhau, không thể kết hôn.
Người có họ trong phạm vi ba đời là người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh,…cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú…là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 LHNGĐ).
- Cha mẹ là đời thứ nhất;
- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
- Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Con cô là con của em gái của ba, con cậu là con của em trai của mẹ, hai người một bên là em bên bố và một bên là em bên mẹ không thuộc trong phạm vi 3 đời cùng một nhà. Nên con cô và con cậu vẫn có thể kết hôn với nhau.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam