Việc ly hôn bao gồm 3 vấn đề là con cái, tài sản và cấp dưỡng. Nhưng Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi do mẹ nuôi. Vậy ai mới được quyền giành nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
1. Quyền nuôi con của cha và mẹ sau khi ly hôn:
Tại khoản 3 Điều 81 LHNGĐ năm 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi ly hôn như sau: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vợ chồng có con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ trực tiếp chăm sóc,giáo dục…, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc trường hợp đặc biệt.
2. Chồng có được giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?
Vợ chồng thỏa thuận hoặc vợ không đủ điều kiện để giáo dục con thì chồng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Không đủ điều kiện nuôi con nằm trong các trường hợp sau:
Điều kiện kinh tế của mẹ không đủ để nuôi con, việc làm không ổn định,…
Mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự
Những trường hợp người mẹ bị tước quyền nuôi con:
- Mẹ có lối sống không đúng đạo đức xã hội.
- Có lối sống trụy lạc
Để có thể giành quyền nuôi con trong trường hợp này, cha phải chuẩn bị các điều kiện tốt cho việc nuôi dưỡng, giáo dục con.
Cha phải là người có đạo đức tốt
Cha phải chứng minh có đủ điều kiện vật chất, đảm bảo tài sản và nơi ở ổn định cho con dưới 36 tháng tuổi.
Để giành quyền nuôi con, cha cần cho thấy bản thân là người quan tâm, đủ thời gian bên con để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất.