Nhiều phụ huynh thường đặt kỳ vọng lớn ép con cái học tập gây áp lực đối với con em. Tuy nhiên, vấn đề này thường khiến con em rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Hành vi này có được coi là bạo lực gia đình không?
Cưỡng ép con cái học tập, liệu có phải là bạo lực gia đình không?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 định nghĩa như sau:
1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 cũng liệt kê các hành vi bạo lực gia đình như sau:
“1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hành vi cưỡng ép thành viên gia đình học tập là hành vi bạo lực gia đình.
Theo đó, hành vi bố mẹ cưỡng ép con cái học tập được coi là bạo lực gia đình theo quy định mới nhất.