Mẹ viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho người trực tiếp chăm sóc cho mẹ được không?

“Viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho người trực tiếp chăm sóc được không?” luôn là câu hỏi được quý bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Người trực tiếp chăm sóc cho mẹ mình có được hưởng di sản thừa kế khi người mẹ viết giấy tay để lại di sản thừa kế cho người này không?

Căn cứ Điều 630 BLDS quy định về điều kiện di chúc hợp pháp:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Căn cứ Điều 633 BLDS quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau:

“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.”

Căn cứ Điều 634 BLDS quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng như sau:

  • Phải có ít nhất là 02 người làm chứng;
  • Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;
  • Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên để xác định việc hứa và viết giấy của người mẹ cho người trực tiếp chăm sóc có được xem là di chúc hợp pháp theo theo quy định của pháp luật hay không. Nếu là hợp pháp thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo di chúc, ngược lại thì phải chia thừa kế theo pháp luật.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.