Theo quy định pháp luật nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình
Như vậy, không có quy định nào cấm người khuyết tật không được kết hôn. Người khuyết tật vẫn có thể kết hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
2. Cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về hành vi bị nghiêm cấm cản trở kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Cản trở người khuyết tật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Căn cứ theo Bộ Luật hình sự nếu hành vi cản trở người khuyết tật kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc các thủ đoạn tinh vi khác sẽ bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại việt Nam