Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn đối với người nước ngoài?

Hiện nay, thực tiễn về việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng. Đó là có một bên tham gia là người cư trú ở Việt Nam; và một người cư trú ở nước ngoài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc cấp dưỡng trong trường hợp này?

Pháp luật áp dụng đối với cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài

Vấn đề này được áp dụng dựa trên quy định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài tại Điều 129 Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, việc giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trước hết là xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng. Theo quy định trên thì hệ thuộc luật được áp dụng là hệ thuộc luật nơi cư trú, theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. 

Theo Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn gồm cha (mẹ) trực tiếp nuôi con; người giám hộ của con; vợ/chồng theo quy định của pháp luật hoặc một số cá nhân, cơ quan được pháp luật trao quyền.

Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng dựa trên pháp luật nơi của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Theo đó, nếu người yêu cầu cấp dưỡng cư trú tại Việt Nam, thì cơ quan có thẩm giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng là Tòa án nhân dân và thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Nghĩa vụ cấp dưỡng khi bị yêu cầu thực hiện thì đó là các vụ án dân sự được tòa án thụ lý và giải quyết

Người yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện quyền yêu cầu thông qua đơn khởi kiện và phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định về thời gian, nghĩa vụ pháp lý liên quan.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.