Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống của con người,.Vậy thách cưới theo tập quán của người dân tộc thiểu số có quy phạm pháp luật?
Thách cưới theo tập quán HNGĐ của dân tộc thiểu số có vi phạm pháp luật không?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật HN&GĐ 2014 quy định về tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Tập quán về hôn nhân và gia đình mang những đặc điểm sau:
- Là những quy tắc xử sự,
- Nội dung quy tắc: quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân;
- Phạm vi áp dụng: một vùng miền hoặc một cộng đồng.
Thực tế, hiện nay các tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc như: nam nữ tự do tìm hiểu, tự do lựa chọn người bạn đời; hoặc sau khi kết hôn, tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai gia đình,… vẫn được thực hiện và phù hợp với pháp luật của nhà nước ta không bị nghiêm cấm mà khuyến khích phát huy, áp dụng. Tuy nhiên, có một số các phong tục cổ hủ lạc hậu như: bắt vợ (những trường hợp tràng trai tùy ý bắt vợ mà không được sự đồng ý của cô gái hay nhà gái)… pháp luật cũng nghiêm cấm, nên loại bỏ.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì việc thách cưới là phong tục, tập quán lạc hậu đã trái với quy định của Luật HN&GĐ tại điểm đ khoản 2 Điều 5 “đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;” bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị Định 126/2014/NĐ-CP.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam