Cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha và mẹ khi ly hôn đối với con của mình, mặc dù đã có quyết định của Tòa án ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như mức cấp dưỡng là bao nhiêu, tuy vậy vẫn không có ít người trốn tránh nghĩa vụ này. Vậy khởi kiện đòi cấp dưỡng cho con có được không?
Để đòi tiền cấp dưỡng, vợ hoặc chồng cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Hồ sơ khởi kiện đòi cấp dưỡng cho con
Bởi sau khi ly hôn xong mới phát sinh việc cấp dưỡng nên hồ sơ trong trường hợp vợ muốn khởi kiện chồng để đòi cấp dưỡng gồm:
- Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng.
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân của cha mẹ.
- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của cha mẹ.
- Quyết định/ Bản án ly hôn.
- Chứng cứ chứng minh thu nhập của người chồng.
- Bản sao có chứng thực giấy sinh của con.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 25 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường trú hoặc tạm trú.
Thời gian giải quyết
Khi khởi kiện đòi cấp dưỡng, vụ án sẽ trải qua các khoảng thời gian gồm:
- Xem xét đơn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn.
- Thụ lý vụ án: 05 ngày kể từ ngày Thẩm phán được phân công.
- Thông báo thụ lý vụ án: 03 ngày làm việc.
- Phân công Thẩm phán giải quyết: 03 ngày làm việc.
- Chuẩn bị xét xử: Khoảng 04 tháng. Nếu vụ án phức tạp thì thời gian này có thể kéo dài đến không quá 02 tháng nữa.
- Mở phiên Tòa: 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, căn cứ các mốc thời gian trên, một vụ kiện đòi cấp dưỡng có thể kéo dài từ 06 – 08 tháng tùy vào tính chất của từng vụ án.
Phí, lệ phí
Tiền tạm ứng án phí được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016